Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Cách làm Mứt Dừa

Nguyên liệu 
- 2 trái dừa lựa quả đừng quá già (600gr) 
- 180ml sữa tươi 
- 350gr đường 
- Màu hay vị các bạn dùng các loại sữa như sữa dâu, sữa chuối, sữa cam, sữa cà rốt hay sữa chocolate, sữa cacao... 
Cách làm 
- Dừa bổ làm đôi, còn cùi dừa, bạn nhớ hơ qua lửa hay cho vào lò nường 20 phút ở nhiệt độ 110 độ C. Chính cách hơ lửa vỏ dừa thế này sẽ giúp dừa tróc vỏ ra. 
- Bạn dùng nạo hoa quả, gọt bỏ vỏ nâu bên ngoài cùi dừa, sau đó rửa dừa qua nước lạnh cho thật sạch. Sau đó, bạn dùng tiếp chiếc dao gọt hoa quả 2 lưỡi để bào dừa thành những sợi dài. Ngâm dừa vào nước lạnh 10 phút, sau đó sả qua nước lạnh thật sạch, để ráo. 
- Sữa tươi, đường, dừa cho hết vào 1 cái âu to trộn đều. Mỗi màu, mỗi vị bạn nhớ cho riêng ra chậu hoặc bát to để riêng! Vì là sữa tươi có vị và màu lên mứt dừa khi ra thành phẩm sẽ cho màu rất đẹp. 
- Để như thế khoảng 2-3 tiếng cho đường tan. 
- Khi đường đã tan hết, dừa ngấm màu đẹp thì bạn bắt đầu cho dừa lên sên mứt. Nên sử dụng chảo không dính, bắt lên bếp sên với lửa vừa, khi nước đường sôi bạn hãy hạ nhỏ lửa và tiếp tục sên cho đến khi đường kết tinh, mứt khô ráo thì tắt bếp. Bạn nhớ phải sên bằng lửa nhỏ nhất, chỉ để nước đường sôi lăn tăn đến khi cạn thì thôi. Nếu bạn cho lửa to thì mứt dễ bị cháy và đường không thể bám đều mứt được!

Cách làm món Nắng Xuân Ươm Mầm

Nguyên liệu 
- Cơm để nguội
- Cà rốt thái hạt lựu
- Đậu Hà Lan
- Khoai tây thái hạt lựu
- Xúp lơ xanh thái nhỏ
Cách làm 
- Rang săn cơm nêm gia vị vừa ăn.
- Rang các loại rau củ trên vừa chín, nêm gia vị vừa ăn.
- Đổ cơm đã rang vào đảo đều rồi xúc cơm ra đĩa ăn nóng
“Nắng xuân ươm mầm” được chế biến từ nấm rơm rim khô với nước dừa. Sự kết hợp này sẽ giúp bạn và gia đình có bữa cơm tuyệt vời.

Cách làm món Hội Tụ Tháng Giêng

Cùng gia đình thay đổi bữa cơm với “Hội tụ tháng Giêng” chính là món bún riêu cua đầy hấp dẫn mà rất ai cũng ưa thích. Sự kết hợp giản dị và hài hòa của cà chua, đậu phụ rán, nấm rơm, riêu, bún tươi, rau muống chẻ, hoa chuối, giá và một chút mắm dậy mùi sẽ khiến bạn không thể bỏ qua được. 
Nguyên liệu 
- Cà chua 
- Đậu phụ 
- Nấm rơm 
- Rau muống chẻ, hoa chuối thái vừa ăn, giá, hành 
- Bún, gia vị, hạt nêm, dấm bỗng, mắm 

Cách làm 
- Nấu nước dùng gồm: cà chua lấy màu, gia vị nêm sao cho nước ngọt, mặn vừa ăn. Cho ít mắm dậy mùi và giúp nước chan thơm và chua hơn với dấm bỗng. 
- Đậu phụ thái nhỏ rán vàng 
- Nấm rơm xào chín 
- Cho đậu phụ, nấm, và hành thái nhỏ lên trên bún rồi chan nước dùng đang sôi.

Cách làm dưa món

1. Nguyên liệu: 
Củ cải trắng 
Cà rốt 
Tỏi cắt lát 
Ớt cắt lát 
Nước mắm, đường 
Keo/lọ dùng để đựng dưa 
2. Thực hiện: 
- Cà rốt, củ cải gọt vỏ cắt lát dài khoảng 0,5cm (hay cắt khúc dài rồi chẻ nhỏ lại tùy thích). 
- Nếu trời có nắng thì phơi nắng cho héo héo còn không có nắng thì cho vào lò nướng bật lò nhiệt độ nhỏ nhất, sấy cho héo trong vòng vài giờ. Nếu khô quá thì nên ngâm lại với nước lạnh cho mềm 1 chút. Khi nguyên liệu đã héo vừa ý, bắc nồi nước sôi cho tất cả vào trụng sơ khoảng 10 đến 20 giây. Cho ra thau nước lạnh ngâm và rửa lại vắt cho thiệt ráo nước. 
- Trong thời gian đó nấu nước mắm + đường và chút xíu nước cho sôi, tắt lửa chờ nguội. Nêm nếm cho đậm đà là được. 
- Cho cà rốt, củ cải, tỏi, ớt vào lọ. Cho nước mắm đã nguội vào, dùng vỉ tre hay nhựa có đường kính bằng lọ, ấn cho tất cả rau củ không nổi lên khỏi mặt nước mắm là được. 
- Cất vào tủ lạnh hay chỗ thoáng mát sau 3 ngày hay 1 tuần là dùng được. 
- Gắp ra dĩa ăn kèm với bánh tét, bánh chưng hay thịt đông rất ngon.

Cách Làm Thịt Kho Trứng

Nguyên liệu làm món thịt kho trứng 
- 500g thịt bắp đùi (nên lựa thịt có da mỏng mới ngon và mau mềm)
- 10 quả trứng cút (hoặc trứng gà)
- 1 trái dừa tươi
- Nước mắm ngon
- Đường, muối, hạt tiêu
- Hành củ
Cách làm thịt kho trứng 
- Ướp thịt ít nhất từ 30 phút đến 1 tiếng với nước mắm ngon, đường, ít muối và hạt tiêu, hành, tỏi cho thịt thật thấm gia vị.
- Đảo thịt cho thật săn lại rồi mới đổ nước dừa vào ngập thịt. Ban đầu vặn lửa lớn cho sôi và vớt bỏ bọt. Sau đó, vặn lửa liu riu để thịt mềm dần và nước dừa chuyển thành màu vàng cánh gián. Để nước thịt trong và đẹp, không nên đậy nắp trong khi nấu.
- Khi thịt hơi mềm cho trứng cút (trứng gà hoặc trứng vịt) luộc chín, đã bóc vỏ vào kho chung. Trứng không nên bỏ vào sớm kho lâu sẽ bị chai cứng, đổi màu nâu không ngon.
- Nêm nếm lại cho vừa ăn, thường nước thịt đã có vị ngọt tự nhiên của nước dừa nên chỉ thêm một tí nước mắm là nồi thịt đã đậm đà.

Cách làm bánh tét

1. Nguyên liệu làm bánh tét 
Phần vỏ bánh 
o 2kg nếp dẻo (không lộn gạo) 
o 800 gr dừa khô 
o 2 muỗng cafê muối 
o 3 xấp lá chuối hột 
o 1 bó dây lạt 
o 1 bó lá cẩm 

Phần nhân bánh: 
o 600gr đậu xanh cà 
o 200gr mỡ thịt 
o 5 tép hành lá 
o 5 muỗng cafê mỡ nước 
o ½ muỗng cafê muối 

Cách làm nhân bánh: 
- Dừa khô vắt lấy 2 chén nước cots và 4 chén nước giảo. 
- Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ, nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh
cho nhuyễn. 
- Hành lá xắt nhuyễn. 
- Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm 
- Bắt chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lás vào, tiếp đến cho đậu xanh, muối vào, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần 
- Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ 
 Xào nếp: 
- Lá cẩm nhặt lấy lá, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá. 
- Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp và 1,5 muỗng muối vào xào đến khi nếp ráo hơi có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân 
2. Gói bánh: 
- Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài. 
- Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong. 
- Lá bịt đầu cắt ngang 5cm, chiều dài 15cm. 
- Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá. 
- Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài. 
- Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa 
- Gấp 2 mí lá ngoài lại với nhau, cuốn tròn, dùng dây lạt cột ở giữa 
- Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư. Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau 
- Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự 
- Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh – tức buộc 2 đầu chéo nhau theo chiều dọc đòn bánh để giữ cho lá 2 đầu không bung ra 
- Dùng dây lạt buộc từ 6 đến 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh 
- Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại 

3. Nấu bánh: Bắt nước thật sôi, xếp bánh vào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 5 giờ cho bánh chín.

Cách làm bánh chưng ngày Tết

1. Nguyên liệu: (cho 3 bánh nhỏ chừng 14 cm, dày 4 cm) - 650 gr nếp - 400 gr đậu xanh không vỏ - 300 gr thịt ba rọi hoặc dùng thịt heo nửa nạc nửa mỡ để nhân bánh không bị khô. - Lá chuối, lá dong để gói. 

Chuẩn bị: 
- Gạo nếp ngâm nước qua đêm hoặc ngâm khoảng 4 tiếng trở lên. - Đậu xanh không vỏ, ngâm nước 4h hoặc qua đêm.

Thực hiện: 
- Nếp ngâm qua đêm, nở to thì đổ ra rổ cho ráo nước, cho 1-2 muỗng cafe muối vào, trộn đều lên. - Đậu xanh ngâm xong, vớt ra rổ, để ráo. Trộn với muối, nhiều tiêu. - Ướp thịt với muối, đường, tiêu.
2. Gói bánh: 
- Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá quay ra ngoài; xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói bánh sẽ xanh đẹp hơn. Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo lên. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh; Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho chắc. - Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ méo mó và nhão.
3. Luộc bánh 
- Bánh gói xong xếp vào một chiếc nồi lớn, nên lót đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc.- Để có những chiếc bánh xanh rền dẻo thơm bạn phải đun liên tục chừng 10 – 14 giờ đồng hồ.

4. Bảo quản bánh 
- Bánh chín, vớt ra, rửa sạch- Sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng, như cái cối đá to đùng hay thậm chí một chiếc nồi gang to đầy nước, mục đích ép để bánh ráo hết nước, rền và ngon, để lâu không bị mốc.